BHXH tự nguyện - Chỗ dựa của lao động phi chính thức

31/05/2021 16:53

 

Thực tế cuộc sống hiện nay có hơn 70% người cao tuổi vẫn đang phải tự lao động để kiếm sống hàng ngày. Trong khi đó, một bộ phận may mắn đang được hưởng lương hưu hàng tháng là nhờ đã tham gia bảo hiểm xã hội. BHXH Tự nguyên là chính sách an sinh của Nhà nước có tính ưu việt và nhân văn, tạo cơ hội hưởng lương hưu cho người nghèo, cân nghèo, người lao động tự do có thu nhập thấp. Với mức phí tham gia phù hợp theo khả năng đóng góp vào nguyện vọng thụ hưởng, người lao động có thể tích lũy một khoản tài chính để ho trợ cuộc sống khi hết tuổi lao động. Để người lao động và người dân trên địa bàn Thành phố và huyện Phúc Thọ hiểu và tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, Trung tâm VHTT&TT Phúc Thọ xin thông tin một số nội dung liên quan đến Bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

Theo Khoản 3, Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình Bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức. Người lao động được tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập để hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội. Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng Bảo hiểm xã hội cho người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập hàng tháng do người tham gia BHXH tự nguyện  lựa chọn . Mức thu nhập thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng. Từ ngày 01/01/2018, Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Từ ngày 01/01/2018, Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.

Chế độ được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm: Chế độ hưu trí được hưởng lương hưu khi đủ điều kiện hưởng; được cấp thẻ Bảo hiểm Y tế  khi đến nhận lương hưu; được thanh toán số tiền đã đóng nếu không tiếp tục tham gia; được hưởng mai táng phí và tuất 1 lần nếu không may qua đời.

Đối với người tham gia BULXH tự nguyện được chọn các phương thức đóng sau đây: Đóng hàng tháng, đóng 3 tháng một lần, đóng 6 tháng một lần, đóng 12 tháng một lần, đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần, đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH dù diều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quả 10 năm (120 tháng).

Từ ngày 01/01/2018 người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền dòng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Như vậy mức hỗ trợ tiền đóng hàng tháng cho người tham gia BHXH tự nguyện trong giai đoạn từ 2018 2020 là: 46.200 đồng/tháng đối với người thuộc hộ nghèo, 38.500 đồng tháng đối với người thuộc hộ cận nghèo, 15400 đẳng tháng đối với đối tượng khác. Người tham gia BHXH tự nguyên được hưởng lương hưu hàng tháng khi có dù 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ tuổi theo quy định.

Trong thời gian qua, cơ quan BHXH huyện Phúc Thọ  đã chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT sâu rộng tới từng thôn, khu dân cư và đã đạt kết quả rất đáng ghi nhận. Để chính sách BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng thật sự đi vào cuộc sống, thu hút nhiều người dân và lao động tham gia BHXH tự nguyện, tăng tỷ lệ bao phủ BHXH theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, góp phần thực hiện tốt mục tiêu an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, BHXH huyện Phúc Thọ sẽ tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện đến người lao động và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức để người dân hiểu về nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng và quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện.

 

Nguồn: Thu Huyền